Giỏ hàng
0 mục
 
Nâng cấp Vip
 
Nạp Xèng

6 loại tranh treo phòng thờ mang phúc lộc vào nhà

Phòng thờ cần được sắp xếp hợp lý và theo phong thủy mới giúp gia đình may mắn, bình an. Hình gốc sẽ là lựa chọn thật thông minh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nó, đọc kĩ bài viết dưới đây của  chúng tôi để biết được có những loại tranh nào phù hợp với gia đình mình và ý nghĩa của nó.

Khi treo những bức tranh trong phòng thờ nó sẽ kết hợp với những kiến trúc nội thất bên trong căn phòng bạn để tăng thêm vẻ đẹp về sự tâm linh, thanh tịnh. Khiến cho mỗi thành viên trong gia đình bạn sẽ thấy nhẹ nhàng và ấm cúng khi bước vào nơi thờ tự.

Có rất nhiều loại tranh treo phòng thờ khác nhau, tương ứng với mỗi loại sẽ có từng ý nghĩa khác nhau, những bức tranh này không chỉ mang nét đẹp về thẩm mỹ mà còn mang lại vẻ đẹp trong yếu tố phong thủy. Đặt những bức tranh với vị trí hợp lý sẽ mang lại cho gia chủ nhiều may mắn và thu hút tài lộc. Gia đình luôn bình an mạnh khỏe. 

1. Tranh về chủ đề Phật Giáo:

Tranh Phật Tổ Như Lai là thể loại tranh trang trí trong những nơi trang trọng và tranh còn được treo trong nơi thờ cúng tổ tiên của gia đình. Có rất nhiều người thích treo tranh thêu Phật Tổ Như Lai vì họ luôn tâm niệm rằng khi treo bức tranh này trong phòng thờ của gia đình mình sẽ mang lại sự bình an, may mắn cho ngôi nhà của họ.

 

Phật Quan Thế Âm theo quan niệm của Phật giáo sẽ giúp ta gặp dữ hóa lành, luôn bình an trong cuộc sống. Vì thế nên mọi người cũng luôn có quan niệm treo tranh thêu Phật Quan Thế Âm Bồ Tát trong phòng thờ sẽ luôn có bình an cho gia đình, Mẹ Quan Âm sẽ luôn luôn giang rộng cánh tay bảo vệ những đứa con của mình qua khỏi những hiểm nguy. Đồng thời tranh thêu Phật Quan Âm quý giá cũng là một món quà linh thiêng để làm phước.

 

Nụ cười nội tâm của Phật Di Lặc được mọi người luôn tin rằng nó có sức mạnh đến mức nó luôn được tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ. Phật đi đến đâu thì mang lại hạnh phúc đến đấy cho mọi người cho muôn nhà.

 

 

2. Tranh Tùng Hạc Diên Niên :

Cây tùng là loại cây mọc trên vùng núi cao, đất đá rất khô cằn.Vị trí mọc thường là ngay ở những mỏm núi chênh vênh, phải chịu rất nhiều sương gió, bão tuyết mà vẫn phát triển tươi tốt, không chết không đổ, một sức sống dẻo dai. Người xưa xem tùng là đại diện cho trăm cây, ngoài ý nghĩa trường thọ thì tùng còn là đại diện của khí tiết, mang lại sự bình yên, àn lành cho con người.

Hạc trong truyền thuyết xưa là một loài chim tiên, sau phượng hoàng, chim hạc được ưa chuộng nhất trong số những loài chim biểu tượng của may mắn.

 

3. Bộ tranh thư pháp Phúc – Lộc – Thọ cũng rất được ưa chuộng để treo trong phòng thờ vì mỗi gia đình đều có mong muốn các thành viên đều có được sức khỏe dồi dào, luôn gặp điều may mắn, tích phúc, tích đức hành thiện để con cháu mai sau hưởng lộc.

Phúc như đông hải trường lưu tủy

Lộc tấn vinh hoa tử tôn hưng

Thọ tỷ nam sơn bách lão tùng

4. Tranh về thư pháp chữ An, tranh thư pháp chữ Nhân – Lễ – Nghĩa –  Trí – Tín

Đây là bộ tranh lấy được rất nhiều sự ưa thích của mọi người vì từng câu từng chữ trong tranh đều hướng đến bình an, lễ nghĩa, hạnh phúc.

Treo tranh thêu treo phòng thờ chữ “An” là đang cầu mong gia đạo an lành, yên bình, một cuộc sống yên ổn, hạnh phúc, không có sóng gió hay trắc trở nào.

5. Tranh về Hoa Sen:

Hoa sen là một loài hoa mang tính nghệ thuật, mang một vẻ đẹp với nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện : sự no đủ – giàu có dẫn đến ý nghĩa phồn vinh, chính là biểu tượng của sự sinh sôi nhiều con cháu, điều lành tới điều dữ đi, tranh thêu sen cũng là biểu tượng của nhân quả luân hồi: hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, đây là một sự nối tiếp liên tục và thịnh vượng.

6. Tranh Cửu Huyền Thất Tổ:

Ở đây cụm từ “Cửu huyền” có nghĩa là: Chín đời: Cao (ông sơ), tằng (ông cố), tổ (ông nội), cha, mình, con, cháu, chắt, chít – Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.

Còn “Thất tổ” nghĩa là: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ” – Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.

Vì lí do này mà người Việt Nam dùng cụm từ cửu huyền thất tổ để chỉ nơi thờ cúng ông bà, cha mẹ đã khuất.

 

Waiting...