Giỏ hàng
0 mục
 
Nâng cấp Vip
 
Nạp Xèng

Vai trò thúc đẩy tài chính toàn diện của startup crypto Việt

Sự phát triển của các công ty startup tiền điện tử sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc thúc đẩy tài chính toàn diện cho nền kinh tế Việt Nam, hãy cùng tìm hiểu ngay!

Vai trò thúc đẩy tài chính toàn diện của startup crypto Việt

Source of image: https://unsplash.com/fr/photos/EMPZ7yRZoGw 

Công nghệ, tiền điện tử ngày càng phát triển đã tạo ra rất nhiều thay đổi mới cho nền kinh tế. Cũng theo đó, xuất hiện hàng loạt các doanh nghiệp startup về tiền điện tử. Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự ra đời của các startup crypto này sẽ thúc đẩy vấn đề tài chính toàn diện - Financial Inclusion. Vậy cụ thể tài chính toàn diện là gì, các công ty khởi nghiệp tiền điện tử thì có ảnh hưởng thế nào tới vấn đề này?

Những điều cần biết về tài chính toàn diện 

Với đa số mọi người cụm từ “tài chính toàn diện” vẫn còn khá xa lạ. Bởi vậy rất khó để hiểu được mối quan hệ tương quan giữa nó và các công ty khởi nghiệp crypto Việt Nam. Dưới đây là một số kiến thức nền tảng về tài chính toàn diện, mà bạn nên “bỏ túi” trước khi đào sâu nghiên cứu về vấn đề này.

Giải nghĩa tài chính toàn diện - Financial Inclusion

Tài chính toàn diện là một thuật ngữ trong kinh tế, nó còn có tên gọi tiếng Anh là Financial Inclusion. Hiểu đơn giải, tài chính toàn diện là giải pháp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp cho cá nhân, tổ chức trong xã hội. Financial Inclusion được thực hiện nhằm mục đích tạo cơ hội kiếm tiền, luân chuyển dòng vốn đầu tư cũng như tiết kiệm để thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn nữa.

Ngoài ra, tài chính toàn diện còn góp phần giảm bất bình đẳng, ai cũng có thể tiếp cận và dùng sản phẩm dịch vụ tài chính. Điều này sẽ tạo ra sự công bằng, đồng thời giúp tăng thêm nhiều lượt tham gia phát triển kinh tế xã hội. 

Financial Inclusion, cũng sẽ tạo ra và cung cấp các sản phẩm tài chính an toàn. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư thông minh cũng theo đó tăng lên. Không chỉ vậy, tài chính toàn diện cũng giúp ổn định tình hình của cả nền kinh tế, và góp phần xóa đói giảm nghèo cho các cá nhân khó khăn trong xã hội.

Thúc đẩy Financial Inclusion tại Việt Nam cần lưu ý gì?

Các chuyên gia kinh tế đã đúc kết và đưa ra một số lưu ý để có thể triển khai việc tài chính toàn diện tại Việt Nam, cụ thể như sau:

  • Cơ sở hạ tầng tài chính: Hiện tại cơ sở hạ tầng tài chính ở Việt Nam còn cần phải được đẩy mạnh phát triển hơn nữa. Mạng lưới ngân hàng phải được nâng cao, còn đầu tư cơ sở hạ tầng phải bao quát mọi miền đất nước. Quan trọng nhất chính là phải phát triển hệ thống thanh toán “nói không” với tiền mặt.
  • Cơ sở hạ tầng viễn thông: Sản phẩm tài chính cần được áp dụng những tính năng công nghệ mới cho việc thực hiện giao dịch, đồng thời bảo mật thông tin an toàn cho khách hàng.
  • Sản phẩm tài chính: Các sản phẩm dịch vụ tài chính tại Việt Nam muốn gặt hái thành công, cần phải được thiết kế đơn giản và dễ tiếp cận. Hơn nữ chi phí phải hợp lý, cân đối trong khả năng có thể chi trả của các cá nhân, tổ chức.
  • Khuôn khổ pháp lý: Các dịch vụ hay sản phẩm tài chính cần phải được bổ sung, hoàn thiện và khung pháp lý. Điều này nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người dùng dịch vụ, sản phẩm. 
  • Mức độ tiếp nhận thông tin: Các công ty, cơ quan nhà nước phải có biện pháp tuyên truyền thông tin về những vấn đề đúng đắn khi đầu tư tài chính. Đảm bảo ai cũng có thể hiểu được mục đích và ý nghĩa của việc dùng các sản phẩm dịch vụ tài chính để kiếm tiền.

Vai trò của startup crypto Việt với Financial Inclusion

Trong việc thúc đẩy Financial Inclusion, các startup crypto Việt cũng góp phần không nhỏ. Những công ty khởi nghiệp tiền điện tử Việt Nam không phải chỉ hướng tới việc thắng bitcoin, mà chúng còn có trách nhiệm quan trọng với nền kinh tế. 

Ban đầu, số công ty khởi nghiệp tiền điện tử/fintech Việt Nam chỉ có vỏn vẹn 39 đơn vị vào 2015. Nhưng đến 2021, theo báo cáo của Untied Oversea Bank, Việt Nam đã có 200 công ty khởi nghiệp crypto. Tới nay thị trường vẫn vô cùng sôi động và chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt. 

Hiện nay 76% các công ty startup crypto Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ, sản phẩm tài chính mới mẻ. Ví dụ như thanh toán số, dịch vụ cho vay P2P - cho vay ngang hàng, tiền ảo/tiền điện tử và Blockchain hay công nghệ đầu tư tài chính, trò chơi kiếm tiền trực tuyến… Những sản phẩm dịch vụ tài chính này đa số đều có giá cả phải chăng nên phù hợp với nhiều đối tượng trong xã hội.

Các công ty startup crypto Việt ngày càng gia tăng, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều dịch vụ, sản phẩm tài chính xuất hiện và sự cạnh tranh trên thị trường cũng khốc liệt hơn. Điều này đòi hỏi các công ty khởi nghiệp phải có lợi thế riêng. Ví dụ như có thêm ưu đãi tặng kèm, lãi suất thấp, thủ tục mua bán nhanh chóng… cho các sản phẩm tài chính của mình. Họ còn phải tìm cách để phổ biến thông tin tới thị trường. Đồng thời làm cho sản phẩm xuất hiện ở nhiều nơi, để ai cũng có thể hiểu và dễ dàng tiếp cận sản phẩm tài chính phù hợp.

Có thể nhận thấy rõ ràng, bản thân sự hoạt động của các startup crypto Việt đã đáp ứng tới 3 trên 5 lưu ý để có thể thúc đẩy tài chính toàn diện. Họ phải đảm bảo được sản phẩm của mình tốt và an toàn, phải khiến cho sản phẩm dễ tiếp cận và đồng thời phải tìm mọi cách để phổ biến thông tin về những sản phẩm tài chính này. 

Chính sự phát triển của công nghệ tại Việt Nam và sự cạnh tranh không ngừng nghỉ giữa các startup crypto tại đây đã vô hình trung đẩy việc Financial Inclusion phát triển mạnh hơn. Điều này cũng giúp cho các cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận với các giải pháp về tài chính phù hợp với “túi tiền” của mình. Để từ đó, cá nhân có thể phát triển cuộc sống của mình, còn tổ chức có thể cải thiện hoạt động kinh doanh tốt hơn.

Waiting...